Đang trực tuyến : 1
Lượt truy cập : 87.052
Chỉ khoảng một hai thập kỉ trước, cũng như bao làng nghề thủ công khác trên đất nước Việt Nam, người thợ điêu khắc chủ yếu sử dụng các công cụ thô sơ để tạo ra sản phẩm. Ở Dư Dụ, mỗi người thợ đục, thợ gọt, thợ chạm trổ đều có một bộ đồ nghề với vài chục chủng loại, kích cỡ khác nhau. Loại máy duy nhất được đưa vào sản xuất là máy cắt (máy vanh) gỗ cũng rất thô sơ. Quy trình để làm ra một sản phẩm tượng hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn: vanh gỗ, đục, gọt, đổ mặt, chạm, đánh bóng, phun vecni. Tất cả các khâu đó đều là làm thủ công. Phải qua vài ngày một ông tượng di lặc, quan công, tam đa,… mới được hoàn thiện. Rất may, giá cả của các sản phẩm này khá cao nên đời sống người dân nơi đây mới có phần dư giả.
Về Dư Dụ bây giờ, tiếng gõ lách cách vẫn còn vang khắp đầu làng cuối xóm. Nhưng bên cạnh đó, tiếng động cơ máy móc cũng ồn ào không kém. Máy móc đã tham gia vào hầu hết các công đoạn sản xuất.
Máy cắt gỗ giờ hiện đại hơn, động cơ và lưỡi cưa công nghệ mới giúp tốc độ cưa nhanh hơn; đáp ứng được cả các đường lượn khó.
Đục tượng, tạo thế - vài chục năm trước đây có lẽ ai cũng khẳng định chỉ có thể do bàn tay và khối óc con người trực tiếp làm. Vậy mà nay, máy đục ở Dư Dụ nhiều vô kể. Với chiếc máy này, người thợ có thể tạo ra một sản phẩm tương đối rõ ràng về hình khối, đường nét. Người thợ chỉ cần dùng đục, đục những chi tiết nhỏ, lắt léo là đã hoàn thiện công đoạn của mình.
Ở Dư Dụ hiện nay, không còn ai dùng tay để chà giấy giáp vào sản phẩm mà đánh bóng. Người thợ giờ sử dụng những chiếc máy khoan cơ bản được cải tiến đi một chút để hoàn thành khâu này.
Hữu dụng và ưu việt nhất trong sản xuất là máy tiện cnc. Ít ai có thể ngờ rằng, một pho tượng gỗ cầu kì, tinh xảo là thế mà chỉ cần bằng một chiếc máy tiện kết nối máy tính, được lập trình sẵn là có thể được hoàn thiện. Không những thế, dùng máy tiện cnc đường nét, hoa văn trên sản phẩm còn có phần nhỏ, tinh tế, cầu kì hơn. Không những thế, sức lao động của con người được tiết kiệm một cách tối đa. Người thợ đã qua đào tạo chỉ cần lập trình và để máy chậy tự động suốt ngày đêm là có thể cho ra hàng loạt sản phẩm. Loại máy này bắt đầu trở nên phổ biến ở Dư Dụ.
Tuy nhiên, sử dụng máy móc công nghệ cao thì đi kèm với đó là đòi hỏi về năng lực tài chính và trình độ chuyên môn của người thợ phải không ngừng được nâng lên. Bởi lẽ, giá thành của các máy tiện này lên đến vài trăm triệu thậm chí là cả tỉ bạc. Và, nếu không có trình độ khoa học kĩ thuật thì không thể vận hành, khai thác được. Rất may, dù cơ bản vẫn mang tính chất làng nghề truyền thống nhưng đến nay, người thợ ở Dư Dụ đã và đang theo kịp được các công nghệ hiện đại.
Máy móc được đưa vào sản xuất một cách phổ biến (Xem tại đây), năng suất lao động không ngừng tăng, chất lượng, mẫu mã không ngừng thay đổi, tất yếu thị trường của làng nghề không ngừng mở rộng. Thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc,… vẫn còn rất nhiều triển vọng cho làng nghề.
Hiện nay, đến khoảng 80% hộ gia đình ở Dư Dụ có cửa hàng ở Móng Cái, Tây Nguyên (Việt Nam), Đông Hưng, Pòi Chài (Trung Quốc),… Mức thu nhập ngày một cao, nhà cửa được xây dựng quy mô, người dân sắm xe máy, xe hơi đắt tiền. Mức sống của dân trong làng cao hơn nhiều vùng lân cận. Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày.
Thế mới thấy, cùng với sự phát triển của bản thân, ngành cơ khí chế tạo đang từng ngày, từng giờ góp phần vào sự đi lên của các ngành nghề khác và sự tiến bộ không ngừng của đất nước.
Xưởng sản xuất: Thôn Dư Dụ - Thanh Thùy - Thanh Oai - Hà Nội
Điện thoại: 0905.300.816
MST: 0104199887
Email: cokhinguyenthai@gmail.com Website : nguyenthaigroup.com